Patch panel được hiểu là một bảng cắm, thông qua đó các sợi cáp sẽ kết nối các máy trong mạng LAN gọn gàng hơn so với việc cắm trực tiếp, đồng thời cũng dễ dàng bảo quản và sửa chữa mỗi khi gặp sự cố. Việc lắp đặt một patch panel không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi những kiến thức nhất định về kỹ thuật để cho việc lắp đặt được suôn sẻ và không gặp rủi ro.
Patch panel được dùng cho tủ rack, nó được lắp đặt bên trong tủ cùng với các thiết bị khác. Dây dẫn sẽ đi từ các bộ phận của hệ thống mạng và nối vào phía sau của thanh panel.
Sự cố được khắc phục với patch panel
Patch panel sẽ giúp cho việc xử lý các sự cố trong hệ thống mạng trở nên dễ dàn. Khi có bất cứ một vấn đề nào xảy ra trong hệ thống mạng, bạn sẽ có thể ngắt bộ phận đó bằng cách tháo rời các bộ phận này ra khỏi patch panel. Sau khi sự cố được tìm ra và giải quyết, kết nối chúng trở lại với patch panel.
Đối với một hệ thống mạng lớn, patch panel cho phép các nhà quản lý mạng và kỹ thuật viên có thể quản lý thiết bị bằng việc gắn nhãn lên các cổng. Trong hệ thống này, tất cả các điện thoại hoặc thiết bị Voice-over-IP được nhóm thành một nhóm, các máy in một nhóm và các máy tính trong một nhóm. Việc chia nhóm các thiết bị như vậy sẽ giúp quản lý dễ dàng hơn.
Trong một hệ thống mạng đơn giản, thì patch panel sẽ là một công cụ hữu hiệu để chạy hệ thống dây điện trực tiếp từ máy tính đến các thiết bị router hoặc switch. Trong một mạng hệ thống mạng lớn hơn, tính linh hoạt sẽ cần được ưu tiên hơn. Nếu tất cả mọi thứ đã được cố định thì bất cứ sự thay đổi nào của các thiết bị trong hệ thống đều gây ảnh hưởng.
Một trong những đòi hỏi lớn nhất của một hệ thống mạng chính là khả năng mở rộng. Nếu dây dẫn của hệ thống mạng được lắp cố định thì việc thêm các thiết bị mới vào hệ thống sẽ dẫn đến sự xáo trộ. Với patch panel, bạn chỉ cần chạy dây dẫn vào, các thiết bị mới này sau này có thể dễ dàng thêm vào router hay switch thích hợp.